Cấu Trúc Của Thị Trường Tài Chính

9 Min Read

Thị trường tài chính là một hệ thống phức tạp, nhưng nắm vững cấu trúc cơ bản của nó là bước đệm vững chắc cho bất kỳ ai muốn tham gia đầu tư hay trading. Bài học này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về các thành phần chính, chức năng và vai trò của thị trường tài chính, giúp bạn tự tin hơn trên hành trình khám phá thế giới đầu tư.

Thị trường tài chính được tạo ra khi mọi người mua và bán các công cụ tài chính, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ và các công cụ phái sinh. Thị trường tài chính phụ thuộc rất nhiều vào sự minh bạch thông tin để đảm bảo rằng thị trường định giá hiệu quả và phù hợp.

Thị trường tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho các nền kinh tế tư bản vận hành suôn sẻ bằng cách phân bổ nguồn lực và tạo thanh khoản cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Thị trường giúp người mua và người bán dễ dàng giao dịch tài sản tài chính của họ. Thị trường tài chính tạo ra các sản phẩm tài chính mang lại lợi nhuận cho những người có nguồn vốn dư thừa (nhà đầu tư/người cho vay) và cung cấp số tiền này cho những người cần thêm tiền (người đi vay). 

Thị trường tài chính quốc tế bao gồm rất nhiều thị trường con hoạt động sôi nổi và song song và tương tác với nhau:

Thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán là nơi các công ty niêm yết cổ phiếu để huy động vốn, nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận thông qua giao dịch mua bán cổ phiếu. Các giao dịch có thể diễn ra trên sàn giao dịch chính thức (như NYSE, Nasdaq) hoặc thị trường phi tập trung (OTC). Hầu hết giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua các sàn giao dịch được quản lý, góp phần quan trọng vào luồng chảy của dòng tiền trong nền kinh tế. Những người tham gia thị trường chứng khoán bao gồm nhà đầu tư cá nhân, tổ chức, nhà giao dịch, nhà tạo lập thị trường và các nhà cung cấp thanh khoản. Môi giới (Broker) là bên thứ ba kết nối người mua và người bán nhưng không trực tiếp nắm giữ cổ phiếu.

Thị trường bảo hiểm (Insurance Market): Thị trường bảo hiểm thực tế không trực tiếp giao dịch các sản phẩm bảo hiểm mà như là một nơi cung cấp vốn và quản lý rủi ro cho thị thị trường tài chính, cũng như kết hợp với một số sản phẩm bảo hiểm với tài chính sinh lời.

Thị trường phi tập trung Over The Counter – OTC: Thị trường phi tập trung (OTC) là thị trường không có địa điểm giao dịch cố định, hoạt động dựa trên mạng lưới điện tử, nơi người tham gia giao dịch trực tiếp chứng khoán mà không cần thông qua môi giới. Thị trường OTC thường giao dịch các loại cổ phiếu của những công ty nhỏ, rủi ro hoặc chưa đáp ứng đủ điều kiện niêm yết trên sàn giao dịch chính thức. Một số loại thị trường phái sinh chỉ hoạt động dưới hình thức OTC. Nói chung, thị trường OTC và các giao dịch trên thị trường này ít bị kiểm soát, kém thanh khoản và kém minh bạch hơn.

Thị trường trái phiếu (Bond Market): Trái phiếu là chứng khoán mà nhà đầu tư cho vay một khoản tiền trong thời hạn cố định với lãi suất đã định. Nó giống như một thỏa thuận cho vay giữa người cho vay và người đi vay, ghi rõ chi tiết khoản vay và các khoản thanh toán. Doanh nghiệp, chính quyền địa phương, tiểu bang và chính phủ đều phát hành trái phiếu để tài trợ cho các dự án và hoạt động. Thị trường trái phiếu còn được gọi là thị trường nợ, tín dụng hoặc thu nhập cố định.

Thị trường tiền tệ quốc tế (Money Market): Là nơi giao dịch các sản phẩm tài chính ngắn hạn, có thời hạn đáo hạn dưới một năm. Điểm nổi bật của thị trường này là tính thanh khoản cao, đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư nhưng đổi lại, lợi nhuận thu được sẽ thấp hơn so với các thị trường khác. Thị trường tiền tệ hoạt động ở cả cấp độ sỉ và lẻ. Ở cấp độ giao dịch lớn, các giao dịch diễn ra với khối lượng lớn giữa các tổ chức tài chính và nhà giao dịch chuyên nghiệp. Trong khi đó, thị trường tiền tệ bán lẻ phục vụ nhu cầu của nhà đầu tư cá nhân thông qua các sản phẩm như quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ, tài khoản thị trường tiền tệ, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, trái phiếu chính quyền địa phương và tín phiếu kho bạc Hoa Kỳ.

Thị trường phái sinh (Derivatives Markets): Phái sinh là hợp đồng có giá trị dựa trên một tài sản hoặc rổ tài sản cơ sở, bao gồm hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi (swap). Thị trường phái sinh cho phép nhà đầu tư giao dịch dựa trên biến động giá của tài sản cơ sở mà không cần sở hữu trực tiếp tài sản đó.

Thị trường tương lai và quyền chọn là hai loại thị trường phái sinh phổ biến. Khác với hợp đồng kỳ hạn (forward) giao dịch trên thị trường OTC, thị trường tương lai sử dụng hợp đồng tiêu chuẩn, được quản lý chặt chẽ và sử dụng trung tâm thanh toán bù trừ để xác nhận và thanh toán giao dịch. Tương tự, thị trường quyền chọn, chẳng hạn như Sở Giao dịch Quyền chọn Chicago (Cboe), cũng niêm yết và quản lý các hợp đồng quyền chọn. Cả hai sàn giao dịch tương lai và quyền chọn đều có thể niêm yết hợp đồng trên nhiều loại tài sản, chẳng hạn như cổ phiếu, chứng khoán thu nhập cố định, hàng hóa,…

Thị trường ngoại hối Forex: là thị trường lớn nhất và thanh khoản nhất thế giới, nơi các nhà đầu tư có thể mua, bán, phòng ngừa rủi ro và đầu cơ dựa trên tỷ giá hối đoái giữa các cặp tiền tệ. Với khối lượng giao dịch hàng ngày vượt quá 7,5 nghìn tỷ USD, thị trường Forex thu hút sự tham gia của ngân hàng, doanh nghiệp, ngân hàng trung ương, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu cơ, nhà môi giới và nhà đầu tư cá nhân. Giống như thị trường OTC, Forex là thị trường phi tập trung, hoạt động thông qua mạng lưới máy tính và nhà môi giới toàn cầu.

Share This Article
Leave a comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Exit mobile version